Cấu trúc phân tử Benzen

Cấu trúc phân tử benzen

Cấu trúc mà Kekulé đưa ra hầu như không thuyết phục được các nhà khoa học đương thời, vì căn cứ vào công thức phân tử thì phân tử benzen thể hiện tính không no cao nhưng rất khó tham gia phản ứng cộng, ngược lại benzen rất dễ tham gia phản ứng thế. Tuy nhiên vào năm 1929, công thức của Kekulé đã được công nhận bởi Kathleen Lonsdale.

Theo phân tích quang phổ thì góc liên kết giữa các nguyên tử trong benzen đều là 120 độ, các liên kết C-C đều như nhau (140 pm), lớn hơn liên kết đôi đơn lẻ và nhỏ hơn liên kết đơn (136 pm và 147 pm). Điều này được giải thích qua thuyết lai hoá obitan như sau:trong phân tử benzen, các nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp2 liên kết với nhau và với các nguyên tử H thành mặt phẳng phân tử benzen, các obitan p vuông góc với mặt phẳng không chỉ liên kết thành cặp mà liên kết với nhau thành hệ liên hợp. Do vậy mà liên kết đôi ở benzen thường bền hơn so với các hợp chất có liên kết đôi khác, dẫn đến các tính chất đặc trưng mà người ta gọi là tính thơm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Benzen http://www.britannica.com/EBchecked/topic/61279 http://www.periodicvideos.com/videos/mv_benzene.ht... http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=c1c... http://www.epa.gov/iris/subst/0276.htm http://toxnet.nlm.nih.gov/cgi-bin/sis/search/a?dbs... http://www.eco-usa.net/toxics/benzene.shtml http://www.commonchemistry.org/ChemicalDetail.aspx... http://www.inchem.org/documents/icsc/icsc/eics0015... http://www.ch.ic.ac.uk/video/faraday_l.m4v http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/...